Shophouse thường được quy hoạch tại những dự án nằm ở trung tâm thành phố. Với mật độ dân cư đông, nha nước cần có những quy hoạch hợp lý để phát triển kinh tế nhằm đảm bảo về lãi suất kinh tế và hiệu quả cho thuê đạt tỉ lệ cao. Shophouse thường có tầng 1 làm shop bán hàng và những tầng trên được sử dụng cho sinh hoạt của một hộ gia đình.
Khái niệm về shophouse khi mới được hình thành?
Shophouse là loại hình bất động sản kết hợp giữa căn hộ nhà ở và cửa hàng thương mại.
Lịch sử hình thành nên Shophouse
Vào thế kỷ thứ 19, mô hình kinh doanh Shophouse đã xuất hiện. Đặc biệt, với số lượng xây dựng có quy mô lớn được đẩy mạnh và những năm tháng thuộc địa tại các nước Đông Nam A. Hầu hết, các kiến trúc của shophouse đều mang đậm phong cách của các nước Mỹ Latinh.
Đặc điểm của Shophouse ở thế kỷ 19
Các căn shophouse đều được xây dựng theo cấu trúc cao và chiều dài hiên mặt tiền,…Chúng có những đặc điểm sau đây:
- Được xây dựng khoảng 3 tầng, với tầng 1 được xây cao hơn so với tầng 2 và 3.
- Các căn shophouse được xây dựng theo một hàng, liền kề không có khoảng trống ở giữa các căn và thường nằm trên các dãy phố liên tiếp.
- Chiều ngang của mỗi căn shophouse thường hạn chế xong lại có chiều dài lớn (như những căn nhà ống ).
- Đa chức năng sử dụng bởi nó là sự kết hợp giữa kinh doanh thương mại và khu sinh hoạt gia đình.
Khái niệm về shophouse hiện tại ?
Shophouse vẫn là loại hình bất động sản kết hợp giữa căn hộ nhà ở và cửa hàng kinh doanh, buôn bán, nhưng sẽ có thêm những nét độc đáo riêng, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại.
Đặc điểm của shophouse
So với thế kỷ 19, shophouse vấn giữ nguyên những đặc điểm cơ bản từ thế kỷ 19 xong nó đã có những bước thay đổi đáng để. Đó chính là kiến trúc, phong cách thiết kế và công năng sử dụng phong phú hơn. Hiện nay, Shophouse mang những đặc điểm đặc trưng của từng khu quy hoạch. Vì vậy, tạo nên sự chuyên nghiệp và tạo sự cạnh tranh với những shophouse.
Vị trí của shophouse
Shophouse thường nằm trong các dự án quy hoạch đô thị, thường được xây dựng tại các vị trí nội đô, tiếp giáp với những tuyến đường đi bộ của những đô thị lớn.
Đặc điểm thiết kế của shophouse
- Thiết kế khu trung tâm dịch vụ và thương mại: Shophouse thường được thiết kế nhằm tạo nên một tổ hợp trung tâm thương mại hiện đại. Với tiện ích đầy đủ kết hợp giữa không gian sống những hoạt động vui chơi, giải trí .
- Thiết kế nhiều chức năng sử dụng: Đó chính là hệ thống căn hộ nhà ở cùng với phát triển kinh doanh dịch vụ. Mọi hoạt động kinh doanh cửa hàng như: Mỹ phẩm, làm đẹp, thời trang, cafe đều được chú trọng phát triển, chúng thường được bố trí nằm ở tầng 1, các tầng còn lại dành cho không gian sống của hộ gia đình.
- Thiết kế thông các tầng: Chúng được thiết kế tương tự như các Penthouse với những chiếc cầu thang được thiết kế đẹp mắt nằm bên trong mỗi căn shophouse.
So với những căn nhà mặt phố khác thì mỗi căn shophouse đều có thể thay đổi cấu trúc, kiến trúc. Bạn chỉ cần xin cấp phép sao cho những thay đổi của bạn không làm thay đổi cấu trúc quy hoạch của những ngôi kế bên.
Ưu điểm và nhược điểm của những căn shophouse
Hiện tại, việc sở hữu những căn shophouse đồng nghĩa với việc sở hữu một loại hình bất động sản có giá trị lớn với nhiều công năng sử dụng. Tuy nhiên shophouse cũng có những ưu nhược điểm riêng mà bạn cần cân nhắc. Cụ thể:
Ưu điểm
- Vị trí: Shophouse thường có vị trí thuận lợi cho công việc kinh doanh cửa hàng của giới đầu tư. Thường có mặt tiền thông thoáng, tiện đường đi. Nằm trong vị trí trung tâm tiêu dùng và mua bán, dân cư đông đúc hay sử dụng lượng tiêu dùng cao.
- Giao thông đi lại: Thường có giao thông thuận lợi với những khu để xe được quy hoạch tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh.
- Số lượng hạn chế: Phần trăm shophouse chỉ chiếm khoảng 2 tới 5% trên tổng số căn hộ của các dự án. Nằm tại các vị trí đặc địa nên không khó khi ta thấy việc sở hữu một căn shophouse là những điều vô cùng khó khăn. Nó mang lại giá trị kinh tế rất lớn cho chủ sở hữu.
- Kiến trúc độc đáo: Thường được thiết kế 2 tới 3 tầng, nhưng chủ yếu tầng 1 được thiết kế làm nơi kinh doanh, buôn bán. Còn tầng 2 và 3 được thiết kế tạo ra không gian sống thoải mái.
- Tiềm năng cho đầu tư: Mỗi một khu shophouse đều nằm trong những vị trí đẹp, tạo nên tiềm năng tối đa cho phát triển kinh tế. Hầu hết, các dự án shophouse đều được thực hiện bởi các chủ đầu tư lớn như Vingroup. Nó sẽ tạo nên sự uy tín và chất lượng đi kèm nhằm đem lại giá trị đầu tư cho những nhà đầu tư.
Nhược điểm
- Yếu tố cộng đồng: Mỗi căn shophouse hầu như là ít khi được thiết kế riêng bởi nó mang tính đồng nhất giữa các căn còn lại.
- Giá thành cao: Shophouse thường có số lượng rất ít xong công năng sử dụng và khả năng phát triển kinh tế thì rất lớn nên chúng thường có giá rất cao.
- Thời gian sở hữu: Theo về mặt pháp lý thì mỗi căn shophouse đều là nhà phố thương mại. Nhưng chúng lại được cấp sổ hồng cho nhà đầu tư vì chúng chỉ có quyền sử dụng là 50 năm.
Kết bài
Hi vọng, qua bài việt này sẽ giúp bạn đọc hiểu được loại hình bất động sản Shophouse là gì và chúng có những đặc điểm gì cơ bản giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về thị trường bất động sản. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn!
Bạn có thể xem danh sách dự án Shophouse tiềm năng hiện đang mở bán tại Tổng hợp dự án biệt thự liền kề, Shophouse cao cấp đẹp nhất